Vật liệu xây dựng “chìm theo” BĐS
Chung tình trạng như sắt thép, xi măng cũng đang trong cơn khủng hoảng thừa.
Xây dựng đình đốn, bất động sản “đóng băng” kéo theo các ngành sản xuất vật liệu xây dựng rơi vào tình trạng ế ẩm.
Sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn khiến nhiều DN trong ngành vật liệu xây dựng (VLXD) chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí là ngừng sản xuất hoặc có nguy cơ phá sản.
Tồn kho và thừa
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép VN : Sản lượng thép tiêu thụ xây dựng cả năm 2011 chỉ ở mức 4,6 triệu tấn, giảm 5,5% so với năm trước đó, đến nay ngành thép tồn kho xấp xỉ 500.000 tấn, gấp đôi mức cho phép và đây cũng là mức tồn kho lớn nhất từ trước tới nay.
Chung tình trạng như sắt thép, xi măng cũng đang trong cơn khủng hoảng thừa. “Chi phí vay vốn quá cao, giá các vật tư nhiên liệu đầu vào chính như: than tăng 41%, điện tăng hơn 15%, vỏ bao tăng khoảng 25%... nhưng nhu cầu vật liệu xây dựng lại giảm mạnh đẩy DN vào tình trạng “khóc dở mếu dở”. Ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Xi măng VN (VICEM) cho biết đó là tình hình chung hiện nay của ngành xi măng với mức hàng tồn lên tới 2 triệu tấn. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến cuối năm 2011, tiêu thụ toàn ngành xi măng chỉ đạt trên 44 triệu tấn, khá xa mức 55 triệu tấn mà bộ này dự báo từ đầu năm. Trước thực trạng trên đã có các nhà máy xi măng Đồng Bành, Thái Nguyên, Tam Điệp và Hoàng Mai không có khả năng trả nợ, buộc phải cầu cứu đến Chính phủ.
Bi đát không kém là ngành sản xuất gạch ốp lát. Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA) cho biết : hiện sản phẩm gạch tồn kho tại các DN trong nước trên 30 triệu m3, tương ứng hơn 2.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, nhiều nhà nhập khẩu đồ nội thất, gỗ xây dựng… cũng điêu đứng vì không tiêu thụ được sản phẩm. Ngoài ra, áp lực của loại hàng “giá nào cũng có” từ Trung Quốc cũng làm cho ngành sản xuất VLXD lâm vào cơn bĩ cực.
Chưa bao giờ ngành VLXD lại đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay và dự báo năm 2012 sẽ còn khó khăn hơn nữa, khi hàng loạt dự án xây dựng lớn đang thi công ở mức cầm chừng, nguồn vốn cho BĐS chưa được cải thiện...
Tự cứu mình
Đầu tiên phải kể đến sự tích cực trong việc tìm đường xuất khẩu sản phẩm thép. Năm 2011, lượng xuất khẩu thép đạt 1,87 triệu tấn, tăng gần 44,5% so với năm 2010. Trước tình trạng công suất sản xuất vượt xa nhu cầu tiêu thụ, tính đến đầu năm 2012, tổng công suất toàn ngành xi măng đạt gần 60 triệu tấn mỗi năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước hiện nay chỉ khoảng gần 50 triệu tấn. Ngành xi măng đang đặt mục tiêu tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu trên 7 triệu tấn xi măng trong năm 2012, tăng 30% so với lượng xuất khẩu của năm 2011.
Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội xi măng VN cho biết : “để tồn tại và phát triển, trong năm 2011, các DN ngành xi măng đã xuất khẩu được khoảng 5,5 triệu tấn, trong đó chủ yếu là clinker chiếm khoảng 5 triệu tấn và 500 ngàn tấn xi măng. Mở rộng các thị trường xuất khẩu từ Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, các nước Đông Nam Á cho đến một số nước Châu Phi. Năm 2012, thị trường sẽ vẫn tiếp tục khó khăn nên các DN sẽ phải tăng cường hơn nữa việc xúc tiến, tìm kiếm thị trường để tăng lượng xuất khẩu bởi lượng thừa dự báo đã lên đến gần 10 triệu tấn” - ông Thiện nói.
Khác với thép và xi măng, do mẫu mã và giá cả khó cạnh tranh với sản phẩm nhập lậu tràn lan trên thị trường nên gạch ốp lát phải cầu cứu từ nhiều giải pháp trong nước. Ngoài việc đề nghị Tổng cục Hải quan kiểm soát chặt chẽ số lượng hàng hóa nhập khẩu theo đường chính ngạch và cả tiểu ngạch, bản thân các DN cũng đã đề xuất những giải pháp hiệu quả khắc phục khó khăn trước mắt, ông Nguyễn Mậu Chi - Chủ tịch Hiệp hội DN Thừa Thiên Huế cho biết : Hiệp hội đã kêu gọi các DN xây dựng trong tỉnh ưu tiên sử dụng gạch do chính các DN tại Thừa Thiên Huế sản xuất, đổi lại các DN sản xuất gạch này cũng phải cam kết ưu tiên dùng nguyên liệu đầu vào của các DN trong tỉnh. Giải pháp đó bước đầu đã giúp các DN ngành VLXD Thừa Thiên Huế không chỉ ổn định hoạt động sản xuất mà còn giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động.
Cũng cần kể đến hàng loạt các ngành khác như : nội thất, trang trí, gỗ, nhôm kính… vẫn đang tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh khó khăn và bước đầu đã có những tín hiệu khả quan. Hi vọng thời gian tới ngành VLXD sẽ có nhiều tín hiệu tốt và ngành này sẽ lại phát huy lợi thế vốn có như thời gian huy hoàng trước đây
(Theo DĐDN)
Xây dựng đình đốn, bất động sản “đóng băng” kéo theo các ngành sản xuất vật liệu xây dựng rơi vào tình trạng ế ẩm.
Sức tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, lượng hàng tồn kho lớn khiến nhiều DN trong ngành vật liệu xây dựng (VLXD) chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí là ngừng sản xuất hoặc có nguy cơ phá sản.
Tồn kho và thừa
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép VN : Sản lượng thép tiêu thụ xây dựng cả năm 2011 chỉ ở mức 4,6 triệu tấn, giảm 5,5% so với năm trước đó, đến nay ngành thép tồn kho xấp xỉ 500.000 tấn, gấp đôi mức cho phép và đây cũng là mức tồn kho lớn nhất từ trước tới nay.
Chung tình trạng như sắt thép, xi măng cũng đang trong cơn khủng hoảng thừa. “Chi phí vay vốn quá cao, giá các vật tư nhiên liệu đầu vào chính như: than tăng 41%, điện tăng hơn 15%, vỏ bao tăng khoảng 25%... nhưng nhu cầu vật liệu xây dựng lại giảm mạnh đẩy DN vào tình trạng “khóc dở mếu dở”. Ông Lê Văn Chung - Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Xi măng VN (VICEM) cho biết đó là tình hình chung hiện nay của ngành xi măng với mức hàng tồn lên tới 2 triệu tấn. Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến cuối năm 2011, tiêu thụ toàn ngành xi măng chỉ đạt trên 44 triệu tấn, khá xa mức 55 triệu tấn mà bộ này dự báo từ đầu năm. Trước thực trạng trên đã có các nhà máy xi măng Đồng Bành, Thái Nguyên, Tam Điệp và Hoàng Mai không có khả năng trả nợ, buộc phải cầu cứu đến Chính phủ.
Bi đát không kém là ngành sản xuất gạch ốp lát. Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA) cho biết : hiện sản phẩm gạch tồn kho tại các DN trong nước trên 30 triệu m3, tương ứng hơn 2.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, nhiều nhà nhập khẩu đồ nội thất, gỗ xây dựng… cũng điêu đứng vì không tiêu thụ được sản phẩm. Ngoài ra, áp lực của loại hàng “giá nào cũng có” từ Trung Quốc cũng làm cho ngành sản xuất VLXD lâm vào cơn bĩ cực.
Chưa bao giờ ngành VLXD lại đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay và dự báo năm 2012 sẽ còn khó khăn hơn nữa, khi hàng loạt dự án xây dựng lớn đang thi công ở mức cầm chừng, nguồn vốn cho BĐS chưa được cải thiện...
Tự cứu mình
Đầu tiên phải kể đến sự tích cực trong việc tìm đường xuất khẩu sản phẩm thép. Năm 2011, lượng xuất khẩu thép đạt 1,87 triệu tấn, tăng gần 44,5% so với năm 2010. Trước tình trạng công suất sản xuất vượt xa nhu cầu tiêu thụ, tính đến đầu năm 2012, tổng công suất toàn ngành xi măng đạt gần 60 triệu tấn mỗi năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước hiện nay chỉ khoảng gần 50 triệu tấn. Ngành xi măng đang đặt mục tiêu tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu trên 7 triệu tấn xi măng trong năm 2012, tăng 30% so với lượng xuất khẩu của năm 2011.
Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội xi măng VN cho biết : “để tồn tại và phát triển, trong năm 2011, các DN ngành xi măng đã xuất khẩu được khoảng 5,5 triệu tấn, trong đó chủ yếu là clinker chiếm khoảng 5 triệu tấn và 500 ngàn tấn xi măng. Mở rộng các thị trường xuất khẩu từ Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, các nước Đông Nam Á cho đến một số nước Châu Phi. Năm 2012, thị trường sẽ vẫn tiếp tục khó khăn nên các DN sẽ phải tăng cường hơn nữa việc xúc tiến, tìm kiếm thị trường để tăng lượng xuất khẩu bởi lượng thừa dự báo đã lên đến gần 10 triệu tấn” - ông Thiện nói.
Khác với thép và xi măng, do mẫu mã và giá cả khó cạnh tranh với sản phẩm nhập lậu tràn lan trên thị trường nên gạch ốp lát phải cầu cứu từ nhiều giải pháp trong nước. Ngoài việc đề nghị Tổng cục Hải quan kiểm soát chặt chẽ số lượng hàng hóa nhập khẩu theo đường chính ngạch và cả tiểu ngạch, bản thân các DN cũng đã đề xuất những giải pháp hiệu quả khắc phục khó khăn trước mắt, ông Nguyễn Mậu Chi - Chủ tịch Hiệp hội DN Thừa Thiên Huế cho biết : Hiệp hội đã kêu gọi các DN xây dựng trong tỉnh ưu tiên sử dụng gạch do chính các DN tại Thừa Thiên Huế sản xuất, đổi lại các DN sản xuất gạch này cũng phải cam kết ưu tiên dùng nguyên liệu đầu vào của các DN trong tỉnh. Giải pháp đó bước đầu đã giúp các DN ngành VLXD Thừa Thiên Huế không chỉ ổn định hoạt động sản xuất mà còn giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động.
Cũng cần kể đến hàng loạt các ngành khác như : nội thất, trang trí, gỗ, nhôm kính… vẫn đang tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh khó khăn và bước đầu đã có những tín hiệu khả quan. Hi vọng thời gian tới ngành VLXD sẽ có nhiều tín hiệu tốt và ngành này sẽ lại phát huy lợi thế vốn có như thời gian huy hoàng trước đây
(Theo DĐDN)
Nhận xét
Đăng nhận xét