Chọn vật liệu chống thấm cho nhà vào mùa mưa
Nhiều người cảm thấy lo lắng khi mùa mưa tới bởi tình trạng thấm dột, và lúc này việc lựa chọn, sử dụng vật liệu chống thấm là rất quan trọng. Những gợi ý dưới đây phần nào sẽ giúp bạn đọc tìm kiếm được giải pháp tốt nhất cho ngôi nhà của mình vào mùa mưa.
Theo các kiến trúc sư và chuyên gia xây dựng, xây/sửa nhà vào mùa mưa sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, chất lượng thi công sẽ tốt hơn. Đó là nhờ kết cấu, bê tông đổ vào mùa mưa ít bị giãn nở nhiệt gây nứt mặt, từ đó dễ dàng phát hiện những lỗi rò rỉ để chống thấm kịp thời. Nhưng bên cạnh đó, việc chọn vật liệu xây dựng như thế nào cho phù hợp lại không đơn giản.
Vật liệu quan trọng nhất để chống thấm cho nhà chính là sơn chống thấm. Thị trường hiện nay cung cấp hàng loạt chủng loại sơn chống thấm của các thương hiệu Expo, Spec, Mycolor, Tison,… với giá dao động trong khoảng 220.000 - 400.000 đồng/thùng 5 lít. Đây là các loại sơn đa năng, vừa có chức năng chống thấm, bảo vệ ngôi nhà bền vững theo thời gian; vừa mang đến một công trình thẩm mỹ.
Ngoài ra, có thể kết hợp phụ gia chống thấm trực tiếp với vữa, xi măng để gia tăng chất lượng vữa, giúp việc chống thấm tường, sân thượng,… được hiệu quả hơn. Đối với việc chống thấm cho tường, nhất là những mảng tường bị ẩm mốc ở vị trí trang trí, bạn có thể sử dụng những loại vật liệu vừa có tính năng trang trí, vừa che phủ mảng tường đã xử lý chống thấm như gạch inax, gạch giả gỗ,… thay thế cho sơn tường và gạch ốp tường.
Chống thấm không chỉ được thực hiện cho tường nhà mà còn cho mái lợp. Với những ngôi nhà lợp mái bê tông thì nên lợp thêm mái tôn ở phía trên bởi mái tôn sẽ tạo độ dốc, giúp nước được chảy dễ hơn, không bị ứ đọng. Bên cạnh đó, đây cũng là giải pháp chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà.
Ngoài tường và mái, các vết nứt do co ngót vật liệu cũng cần được chống thấm. Hầu hết các sản phẩm chống thấm hiện nay chỉ có thể xử lý các vết nứt tĩnh (những vết nứt sau khi ổn định) chứ chưa xử lý được những vết nứt động (vết nứt còn biến đổi và phát triển). Người ta thường sử dụng vữa bao gồm cát vàng, xi măng và nước vôi theo tỷ lệ 4:1:1 để làm hỗn hợp chống thấm.
Dù sử dụng chất chống thấm gì chăng nữa thì cũng nên thực hiện trực tiếp lên bề mặt bê tông càng sớm càng tốt. Nếu nhà bạn đã được ốp lát gạch thì phải tháo dỡ các lớp gạch này, làm sạch bề mặt bê tông rồi tiến hành chống thấm. Có như vậy thì mới đảm bảo hoàn thiện công đoạn chống thấm cho ngôi nhà.
Lê Trinh/tcxd
Theo các kiến trúc sư và chuyên gia xây dựng, xây/sửa nhà vào mùa mưa sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên, chất lượng thi công sẽ tốt hơn. Đó là nhờ kết cấu, bê tông đổ vào mùa mưa ít bị giãn nở nhiệt gây nứt mặt, từ đó dễ dàng phát hiện những lỗi rò rỉ để chống thấm kịp thời. Nhưng bên cạnh đó, việc chọn vật liệu xây dựng như thế nào cho phù hợp lại không đơn giản.
Vật liệu quan trọng nhất để chống thấm cho nhà chính là sơn chống thấm. Thị trường hiện nay cung cấp hàng loạt chủng loại sơn chống thấm của các thương hiệu Expo, Spec, Mycolor, Tison,… với giá dao động trong khoảng 220.000 - 400.000 đồng/thùng 5 lít. Đây là các loại sơn đa năng, vừa có chức năng chống thấm, bảo vệ ngôi nhà bền vững theo thời gian; vừa mang đến một công trình thẩm mỹ.
Ngoài ra, có thể kết hợp phụ gia chống thấm trực tiếp với vữa, xi măng để gia tăng chất lượng vữa, giúp việc chống thấm tường, sân thượng,… được hiệu quả hơn. Đối với việc chống thấm cho tường, nhất là những mảng tường bị ẩm mốc ở vị trí trang trí, bạn có thể sử dụng những loại vật liệu vừa có tính năng trang trí, vừa che phủ mảng tường đã xử lý chống thấm như gạch inax, gạch giả gỗ,… thay thế cho sơn tường và gạch ốp tường.
Chống thấm không chỉ được thực hiện cho tường nhà mà còn cho mái lợp. Với những ngôi nhà lợp mái bê tông thì nên lợp thêm mái tôn ở phía trên bởi mái tôn sẽ tạo độ dốc, giúp nước được chảy dễ hơn, không bị ứ đọng. Bên cạnh đó, đây cũng là giải pháp chống nóng hiệu quả cho ngôi nhà.
Ngoài tường và mái, các vết nứt do co ngót vật liệu cũng cần được chống thấm. Hầu hết các sản phẩm chống thấm hiện nay chỉ có thể xử lý các vết nứt tĩnh (những vết nứt sau khi ổn định) chứ chưa xử lý được những vết nứt động (vết nứt còn biến đổi và phát triển). Người ta thường sử dụng vữa bao gồm cát vàng, xi măng và nước vôi theo tỷ lệ 4:1:1 để làm hỗn hợp chống thấm.
Dù sử dụng chất chống thấm gì chăng nữa thì cũng nên thực hiện trực tiếp lên bề mặt bê tông càng sớm càng tốt. Nếu nhà bạn đã được ốp lát gạch thì phải tháo dỡ các lớp gạch này, làm sạch bề mặt bê tông rồi tiến hành chống thấm. Có như vậy thì mới đảm bảo hoàn thiện công đoạn chống thấm cho ngôi nhà.
Lê Trinh/tcxd
Nhận xét
Đăng nhận xét