Quá trình hình thành gạch Terrazzo

Gạch Terrazzo là tên gọi khác của gạch đá mài với nhiều kích thước, trong đó có 2 kích thước tiêu chuẩn là 400 x 400 x 30 mm và 300 x 300 x 25 mm. Gạch Terrazzo có tính ứng dụng cao, được dùng để lát sân vườn, vỉa hè, gara ô tô hoặc hệ thống công trình công cộng như công viên, sân chung cư, trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại,… Vậy do đâu mà gạch Terrazzo lại được ưa chuộng đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu quá trình hình thành gạch Terrazzo.
Gạch Terrazzo được sản xuất từ các nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm như xi măng, cát, đá bụi, đá mi, bột đá, bột màu, hạt đá granite, thậm chí là phế thải công nghiệp. Gạch không được nung lên như các loại gạch truyền thống mà trải qua quá trình ép thủy lực, nhờ đó tạo được những viên gạch cứng chắc mà không hề gây ô nhiễm môi trường.

Mỗi viên gạch Terrazzo đều trải qua quá trình ép thủy lực với 2 thành phần vữa riêng biệt, tạo thành 2 lớp, trong đó lớp thứ nhất được gọi là lớp bề mặt, lớp thứ hai được gọi là lớp dưới. Hầu hết lớp dưới của tất cả các viên gạch Terrazzo đều giống nhau, và sự khác nhau chủ yếu nằm ở lớp bề mặt.


Nếu muốn thay đổi kích thước, màu sắc hay độ dày của viên gạch thì chỉ cần thay đổi thành phần nguyên liệu của lớp bề mặt là được. Những viên gạch sau khi ép sẽ được mang đi mài, đánh bóng hay thậm chí là vát cạnh, mang đến những viên gạch hoàn thiện và có những hạt đá granite nhỏ lấm chấm trên bề mặt. Với quy trình sản xuất này, gạch Terrazzo không chỉ đẹp mà còn cứng chắc, được sử dụng cho những công trình yêu cầu cả thẩm mỹ lẫn chất lượng.

Nhìn chung, quá trình sản xuất gạch Terrazzo bao gồm các bước như sau:

- Pha trộn thành phần nguyên liệu theo một tỷ lệ nhất định, trong đó, vữa cho lớp bề mặt bao gồm xi măng, đá sỏi và bột màu, còn vữa cho lớp dưới bao gồm xi măng, cát và đá mi bụi.

- Cho vữa của lớp bề mặt vào khuôn trước rồi mới cho vữa của lớp dưới vào. Thành phần nguyên liệu này khi được ép dưới áp lực cao sẽ tạo nên độ ẩm vừa đủ để kết dính các nguyên liệu lại với nhau, tạo nên hình dạng ổn định của viên gạch sau khi ra khỏi khuôn.


- Gạch ra khỏi khuôn có thể còn rất mềm, lúc này, công nhân cần cẩn thận sắp xếp các viên gạch này một cách nhẹ nhàng, ngay ngắn vào bãi xếp ít nhất là trong 3 ngày cho khô, sau đó mới đưa qua máy mài và tiến hành mài để bề mặt của những viên gạch xuất hiện những lấm chấm nhỏ của hạt đá granite. Lưu ý chỉ nên mài khoảng 4 - 5 mm bề mặt viên gạch là được.

Có thể nói, quá trình sản xuất và hình thành gạch Terrazzo không thể thiếu 2 trang thiết bị quan trọng là máy ép gạch và máy mài gạch. Máy ép gạch giúp ổn định hình dạng và kết cấu của viên gạch, quyết định chất lượng của viên gạch. Còn máy mài gạch tạo bề mặt sáng đẹp cho viên gạch, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho từng viên gạch.

Với máy ép gạch, tùy nhu cầu sản xuất mà có thể chọn máy 1 khuôn, 2 khuôn hoặc 4 khuôn, mỗi khuôn tương ứng với 1 viên gạch. Đặc biệt, mỗi khuôn có thể được thay đổi dễ dàng để có thể tạo hoa văn, màu sắc khác nhau cho từng viên gạch. Riêng đối với những máy ép gạch có từ 2 khuôn trở lên thì cho phép đổi trạm theo phương pháp tịnh tiến hoặc xoay vòng. Còn đối với máy mài gạch thì máy càng nhiều đầu mài thì càng cho ra những viên gạch đẹp và láng mịn.

Với quy trình sản xuất hiện đại cùng những ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ và chất lượng, đặc biệt là giá thành không quá cao nên gach Terrazzo xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.

>> Xem thêm: Tại sao xây dựng nhà là phải xây từ bên trong ra ngoài?

Nguồn: http://www.tcxd.vn/qua-trinh-hinh-thanh-gach-terrazzo-cs-2580.aspx

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách bố trí nội thất phòng bếp

Lời khuyên hữu ích tạo tủ bếp chữ U đẹp hoàn hảo

Những quy luật cơ bản trong thiết kế nội thất và kiến trúc